Mức xử phạt về nồng độ còn mới nhất năm 2020

Rượu bia là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay, nhiều người vẫn chưa ý thức hết được sự nguy hiểm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi có nồng độ cồn (sau khi sử dụng rượu bia). Để hạn chế tình trạng này, Chính phủ đã có những quy định và tăng nặng mức hình phạt đối với những trường hợp đó. Vậy khi có nồng độ cồn trong thì mức phạt theo quy định mới nhất hiện hành là bao nhiêu? Mời các bạn tham khảo bài viết của banotoxetai.net bên dưới nhé.

MỨC XỬ PHẠT VỀ NỒNG ĐỘ CỒN MỚI NHẤT NĂM 2020

Để xử phạt các trường hợp vi phạm về nồng độ khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, các cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào các bộ luật, thông tư, quy định do Chính phủ và bộ giao thông ban hành, như: Luật giao thông đường bộ năm 2008, nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt, và mới nhất là nghị định 100/2020/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt.

Mức xử phạt nồng độ cồn mới nhất
Cảnh sát giao thông đang cho người tham gia giao thông kiểm tra nồng độ cồn
Vậy, theo các quy định mới nhất ở nghị định 100/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt về vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện được quy định thế nào và có những điểu mới gì thay đổi so với nghị định 46/2016/NĐ-CP?
 

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH 100/2020/NĐ-CP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - ĐƯỜNG SẮT.

Ngày 31/12/2020, Chính phủ đã thông qua nghị định 100/2020/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt. Nghị định này có 05 chương, 86 điều tăng 4 điều so với nghị định 46/2016/NĐ-CP cũ. Một số điểm mới được bổ sung tại nghị mới như sau:
♦ Quy định mới về xử phạt đối với người điều khiển xe máy có nồng độ cồn từ 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0.25 miligam/1 lít khí thở. Và quy định xử phạt đối với người sử dụng xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn.
♦ Tăng mức phạt tối đa đối với người điều khiển ô tô có nồng độ cồn lên tới 30 - 40 triệu đồng, tức quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 22-24 tháng (theo nghị định cũ 46/2016/NĐ-CP chỉ quy định phạt đến 16-18 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX 04-06 tháng)
♦ Bổ sung quy định về sử dụng thông tin, hình ảnh từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm..
Tuy nhiên, trong tất cả các điểm thay đổi đó thì tất cả chúng ta quan tâm nhất đó chính là mức xử phạt về nồng độ cồn.

 

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM NỒNG ĐỘ CỒN

I. Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện theo quy định hiện hành.

Tại nghị định cũ trước đây, không quy định rõ mức xử phạt cho người sử dụng xe đạp, xe điện. Tuy nhiên, thông qua nghị định 100/2020/NĐ-CP đã thể hiện rõ chủ trương cứng rắn của chính phủ nhằm hạn chế tình trạng sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông.

Mức xử phạt nông độ còn cho người đi xe đạp
Cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra nồng độ cồn cho người dân
Cụ thể, mức phạt cho người sử dụng xe đạp, xe điện được quy định như sau:
♦ Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0.25 miligam/1 lít khí thở
Theo quy định tại điểm q khoản 1 điều 8 nghị định này, mức phạt được quy định như sau: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam/100 mililit máu đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc 0.25 miligam/1 lít đến 0.4 miligam/1 lít khí thở
Theo quy định tại điểm e, khoản 3, điều 8 quy định cụ thể mức phạt như sau: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
♦ Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 0.4 miligam/1 lít khí thở 
Theo quy định tại điểm c, khoản 4, điểu 8 quy đinh cụ thể mức phạt như sau: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Tóm lại, mức xử phạt được quy định xử phạt đối với người điều khiển xe đạp được quy định cụ thể như sau và so với nghị định cũ:
MỨC XỬ PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐI XE ĐẠP, XE ĐIỆN
Nồng độ cồn
Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nghị định 100/2020/NĐ-CP
≤ 50 miligam/100 mililit máu
KHÔNG QUY ĐỊNH
80.000 đồng - 100.000 đồng
≤ 0.25 miligam/1 lít khí thở
Từ 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu
200.000 đồng - 300.000 đồng
Tạm giữ phương tiện 07 ngày
Từ 0.25 miligam đến 0.4 miligam/ 1 lít khí thở
≥ 80 miligam/100 mililit máu
400.000 đồng - 600.000 đồng
Tạm giữ phương tiện 07 ngày
≥ 0.4 miligam/ 1 lít khí thở

Như vậy, theo quy định hiện hành, người đi xe đạp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính khi tham gia giao thông mà có nồng độ cồn.
 

II. Mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy theo quy định hiện hành.

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máyCSGT đang kiểm tra nồng độ cồn của tài xế xe ôm công nghệ

Theo quy định 46/2016/NĐ-CP cũ, nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông nếu không gây tai nạn sẽ là dưới 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0.25 miligam/1 lít khí thở. Tuy nhiên, để tăng tính răn đe cũng như đảm bảo an toàn giao thông, đã có sự điểu chỉnh tăng mức hình phạt tại nghị định 100/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
♦ Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0.25 miligam/1 lít khí thở
Trước đây, nghị định 46/2016/NĐ-CP không có quy định cụ thể về mức phạt cho trường hợp này, nhưng tại nghi định 100/2020/NĐ-CP mới người điều khiển xe máy có nồng độ cồn ở mức như trên sẽ bị sử phạt.
Cụ thể, theo quy định tại điểm c, khoản 6, Điều 6 nghị định 100/2020/NĐ-CP, mức xử phạt sẽ là: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) từ 10 - 12 tháng.
Như vậy, theo nghị định mới, chỉ cần có nồng độ cồn là người điều khiển xe máy hoàn toàn có thể bị xử phạt.
Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hởi thở từ 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở
Mức xử phạt được điều chỉnh lại so với nghị định cũ được quy định tại điểm c, khoản 7, Điều 6. Mức xử phạt sẽ là: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 16-18 tháng.
♦ Nồng độ cồn trong máu  hoặc trong hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 0.4 miligam/1 lít khí thở
Theo điểm e, khoản 8, điều 6 Nghị định này thì mức xử phạt sẽ là: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 22 - 24 tháng.

Tóm lại, các quy định về xử phạt nồng độ cồn đối với xe máy như sau:

MỨC XỬ PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐI XE MÁY
Nồng độ cồn
Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nghị định 100/2020/NĐ-CP
≤ 50 miligam/100 mililit máu
Không có quy định
2.000.000 đồng -3.000.000 đồng
Tước GPLX 10 - 12 tháng
Tạm giữ phương tiện 07 ngày
≤ 0.25 miligam/1 lít khí thở
Từ 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu
1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng
4.000.000 đồng - 5.000.000 đồng
Tước GPLX 16-18 tháng
Tạm giữ phương tiện 07 ngày
Từ 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở
≥ 80 miligam/100 mililit máu
3.000.000 đồng - 4.000.000 đồng
6.000.000 đồng - 8.000.000 đồng
Tước GPLX 22-24 tháng
Tạm giữ phương tiện 07 ngày
≥ 0.4 miligam/ 1 lít khí thở


III. Mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển ô tô theo quy định hiện hành.

Mức phạt nồng độ cồn ô tô

CSGT kiểm tra nồng độ cồn người đi ô tô

Để tăng tính răn đe, đảm bảo an toàn giao thông cũng như cảnh cáo các trường hợp vi phạm, theo quy định tại nghị định 100/2020/NĐ-CP đều được điều chỉnh các hình phạt tăng nặng hơn. Cụ thể như sau:
♦ Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0.25 miligam/1 lít khí thở
Căn cứ theo điểm c, khoản 6, điều 5 tại nghị định này, mức xử phạt là: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX 10-12 tháng.
♦ Nồng độ còn trong máu hoặc trong hơi thở từ 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở
Căn cứ theo điểm c, khoản 8, điều 5 của nghị định  này, mức xử phạt sẽ là: Phạt tiền từ 16.000.000 đông đến 18.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 16-18 tháng.
♦ Nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở vượt quá 80 miligam/100 milit máu hoặc 0.4 miligam/1 lít khí thở
Căn cứ theo điểm a, khoản 10, điều 5 của nghị định này, mức xử phạt sẽ là: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng.
Tóm lại, mức xử phạt người điểu khiển ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn như sau:

MỨC XỬ PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN VỚI NGƯỜI ĐI Ô TÔ
Nồng độ cồn
Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nghị địn 100/2020/NĐ-CP
≤ 50 miligam/100 mililit máu
2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng
6.000.000 đồng - 8.000.000 đồng
Tước GPLX 10-12 tháng
Tạm giữ phương tiện 07 ngày
≤ 0.25 miligam/ 1lit khí thở
Từ 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu
7.000.000 đồng - 8.000.000 đồng
16.000.000 đồng - 18.000.000 đồng
Tước GPLX 16-18 tháng
Tạm giữ phương tiện 07 ngày
Từ 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lít khí thở
≥ 80 miligam / 100 mililit máu
16.000.000 đồng - 18.000.000 đồng
30.000.000 đồng - 40.000.000 đồng
Tước GPLX 22-24 tháng
Tạm giữ phương tiện 07 ngày
≥ 0.4 miligam / 1 lít khí thở


KẾT LUẬN

Mức xử phạt nồng độ cồn quy định 100/2020/NĐ-CP

Các chốt kiểm tra nồng độ cồn được thành lập

Như vậy, tính từ ngày 01/01/2020, khi đã uống rượu bia, đã có nồng độ cồn trong người, thì dù bạn có tham gia giao thông bằng bất kỳ phương tiện gì đều có thể bị xử phạt hành chính, tước quyền sử dụng GPLX và tạm giữ phương tiện. Vì mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu bia, khi đã lái xe thì không sử dụng bia rượu.

Vi phạm nông độ cồn

Kiểm tra nồng độ cồn do CSGT thực hiện

Trên đây là toàn bộ các điểm mới và các mức xử phạt  đối với vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông tại nghị định 100/2020/NĐ-CP. Hy vọng với những thông tin bài viết của banotoxetai.net sẽ giúp các bạn tham gia giao thông an toàn.

ĐẠI KIM AUTO
CHUYÊN PHÂN PHỐI XE TẢI, SƠ MI RƠ MOOC
Hotline: Mr.Tin - 091.610.2121
Địa chỉ: Số 276 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Hãy chia sẻ với chúng tôi trên mạng xã hội:

Bình luận, hỏi đáp thắc mắc của bạn bè về bài viết

Scroll Tư vấn hỗ trợ 24/7